Việc phát hiện và khai quật Qumran

Các hang động ở Qumran

Việc phân tích ban đầu

Địa điểm Khirbet Qumran đã được các nhà thám hiểm châu Âu biết đến từ thế kỷ 19.[2] Sự chú ý ban đầu của các nhà thám hiểm đầu tiên tập chú vào nghĩa trang, bắt đầu từ "de Saulcy" năm 1851. Trên thực tế, các khai quật đầu tiên ở Qumran (trước khi phát triển phương pháp hiện đại) là về các nơi mai táng ở nghĩa trang, do Henry Poole thực hiện năm 1855, tiếp theo là Charles Clermont-Ganneau năm 1873.[3]

Giáo sĩ Albert Isaacs, luật sư người Anh James Finn, và nhiếp ảnh gia James Graham đã đến thăm Qumran vào tháng 12 năm 1856. Isaacs đã nói về tháp Qumran như sau: "Khó có thể nghi ngờ rằng nơi này hình thành một tháp hoặc một loại thành trì nào đó. Vị trí là chỉ huy, và được thích ứng cho các hoạt động phòng thủ".[4] Finn sau đó cho rằng Qumran đã là "vài pháo đài cổ với một bể nước".[5]

Học giả người Anh Ernest William Gurney Masterman đã tới thăm Qumran nhiều lần trong năm 1900 và 1901. Sau khi quan sát việc đặt vị trí của Qumran trên đỉnh cao nguyên nhìn ra ‘Ein Feshkha Springs’ (Suối Ein Feshkha), ông kết luận rằng những phế tích này "rất có thể đã từng là một pháo đài nhỏ".[6] Masterman cũng đặt câu hỏi tại sao một pháo đài nhỏ thế này mà lại có một nghĩa trang trên 1.000 ngôi mộ.[7]

Gustaf Dalman tới thăm Qumran năm 1914, và nhận ra rõ ràng Qumran là một "burg" (thành trì), hoặc pháo đài.[8] Nhà khảo cổ Michael Avi-Yonah đồng ý với nhận định của Dalman cho rằng Qumran là một pháo đài và xuất bản một bản đồ xác định các phế tích ở Qumran là một bộ phận của chuỗi pháo đài dọc theo biên giới đông nam của vùng Judea.[9]

Các khai quật chủ yếu

Việc nghiên cứu toàn diện tại chỗ đã bắt đầu sau khi Roland de Vaux và G. Lankester Harding khai quật trong năm 1949 cái được gọi là hang động 1, nơi đầu tiên chứa cuộn giấy (kinh thánh). Việc xem xét bề mặt chưa kỹ càng năm đó không phát hiện ra điều gì đáng chú ý,[10] nhưng việc quan tâm tiếp tục đến các cuộn giấy đã dẫn tới một phân tích quan trọng các phế tích tại Qumran năm 1951, một phân tích mang lại dấu vết của đồ gốm liên quan chặt chẽ tới cái được tìm thấy trong hang động 1.[11] Việc phát hiện này đã dẫn tới các cuộc khai quật rộng rãi tại nơi này trong một thời gian 6 mùa dưới sự chỉ đạo của Roland de Vaux.

Các di tích thời đại đồ sắt ở nơi đây là ít ỏi, nhưng có một dấu LMLK[Ghi chú 5], khiến Roland de Vaux xác định Qumran là Thành phố muối được ghi trong Sách Josh 15:62. Tuy nhiên, nơi đây có thể được coi như Secacah, được đề cập đến trong cùng một khu vực như "Thành phố muối" trong sách Josh 15:61. "Secacah" đã được nói đến trong Copper Scroll[Ghi chú 6], và các công trình nước của "Secacah" được mô tả trong nguồn này là phù hợp với những công trình của Qumran.[12] Sau thời đại đồ sắt, các cuộc khai quật cho thấy rằng Qumran chủ yếu được sử dụng từ thời vương triều Hasmoneus cho đến một vài thời gian sau khi Titus phá hủy đền thờ. De Vaux chia việc sử dụng thành 3 giai đoạn: Giai đoạn I, thời đại Hasmoneus, mà ông tiếp tục chia thành 2 thời kỳ: Thời kỳ "Ia" - thời John Hyrcanus, và thời kỳ "Ib" - thời cuối Hasmoneus, kết thúc bởi một trận động đất và hỏa hoạn trong năm 31 trước Công nguyên (thời này được tiếp theo bởi một chỗ gián đoạn trong việc giải thích của de Vaux về nơi đây); Giai đoạn II, thời đại Herod, bắt đầu từ năm 4 trước Công nguyên cho tới khi nơi đây bị phá hủy dường như bởi tay người La Mã trong cuộc chiến tranh Do Thái; và Giai đoạn III, tái định cư ở khu phế tích này. Việc phân chia giai đoạn của De Vaux đã không được cả Jodi Magness[13] lẫn Yizhar Hirschfeld đồng ý.[14]

Nơi mà de Vaux phát hiện ra chia thành hai phần chính: một "tòa nhà chính", tức một cấu trúc vuông có 2 tầng, có một sân trung tâm cùng một tháp phòng thủ ở góc tây bắc, và "một tòa nhà phụ" ở phía tây. Việc khai quật tiết lộ một hệ thống cung cấp nước phức tạp cho các bể chứa theo bậc thang, một số bể chứa khá lớn, nằm ở các phần khác nhau của khu vực này. Hai trong số các bể chứa đó được đặt trong các bức tường của tòa nhà chính.

Cả hai tòa nhà và hệ thống cung cấp nước chứng tỏ dấu hiệu của sự tiến hóa nhất quán trong suốt thời kỳ có người định cư với các bổ sung, mở rộng và cải tiến thường xuyên. Các kênh nước đã được nâng lên để mang nước tới các bể chứa mới xa hơn và một đê đập đã được đặt tại phần trên của Wadi Qumran để đảm bảo có nhiều nước được đưa đến nơi đây từ một cầu máng dẫn nước (aqueduct). Các phòng đã được làm thêm vào, các tầng nhà được nâng lên, các lò gốm được đặt ở những địa điểm được thêm vào cho mục đích đó.

De Vaux tìm thấy 3 inkwel (lọ mực đút vào lỗ trên bàn) ở Qumran (địa điểm 30 (2) và 31) và trong những năm sau nhiều inkwell đã được phát hiện có nguồn gốc từ Qumran. Jan Gunneweg tìm được inkwell thứ 4 (địa điểm 129). S. Steckoll tìm thấy inkwell thứ 5 (được cho là ở gần phòng viết). Magen và Peleg tìm thấy một Inkwell thứ 6. Không kể inkwel ở Ein Feshkha[Ghi chú 7] hoặc những cái khác có nguồn gốc gây tranh cãi, thì các inkwell được tìm thấy ở Qumran là nhiều hơn so với bất kỳ nơi nào khác trong thời kỳ Đền Thờ thứ hai, một dấu chỉ quan trọng về việc viết (các cuộn giấy kinh Thánh) ở đây.

Các giải thích của Roland de Vaux

De Vaux giải thích các phát hiện của mình tại Qumran dựa trên (ít nhất là một phần) thông tin chứa trong Các cuộn bản thảo Biển Chết, vẫn tiếp tục được phát hiện trong hang động gần đó trong suốt cuộc khai quật của ông. De Vaux kết luận rằng các di tích ở Qumran do một cộng đồng giáo phái tôn giáo để lại. Sử dụng các cuộc khai quật của mình cũng như các nguồn văn bản, kể cả của các cuộn bản thảo(Kinh Thánh) ở gần Biển Chết và các tài liệu lịch sử do Pliny Già, PhiloFlavius Josephus ghi lại, De Vaux kết luận rằng cư dân của nơi này là một giáo phái của người Do Thái có các nghi thức cao gọi là giáo phái Essenes, một kết luận được biết đến dưới tên "Giả thuyết Qumran-Essene".[Ghi chú 8] Giả thuyết này cho rằng các cư dân ban đầu của nơi định cư này là những người Essenes, và rằng họ thành lập nơi định cư trong hoang mạc cho mục đích tôn giáo.

Ông giải thích rằng căn phòng bên trên vị trí (locus) 30 là một "phòng viết" (scriptorium) vì ông ta phát hiện các inkwell tại đây. Một chiếc ghế dài đã trát vữa cũng được phát hiện trong di tích của một tầng lầu bên trên. De Vaux kết luận rằng đây là khu vực mà người Essenes có thể đã viết một số cuộn giấy Kinh Thánh tìm thấy gần Biển Chết. De Vaux cũng giải thích vị trí 77 là một "nhà ăn tập thể", hoặc một phòng ăn cộng đồng, căn cứ trên sự phát hiện rất nhiều bộ bát trong phòng đựng bát đĩa gần đó ở vị trí 89. Ngoài ra, de Vaux giải thích nhiều bể chứa nước theo bậc thang là "miqva’ot", hoặc bồn tắm theo nghi lễ thanh tẩy của người Do Thái, vì chúng tương tự các bồn tắm theo bậc thang và ngăn cách nhau gần Núi Đền Thờ Jerusalem.

Về các cuộn bản thảo, De Vaux thận trọng nói rằng "các bản chép tay đã được sao chép trong các phòng viết của Qumran... Chúng ta cũng có thể giả thiết.... rằng một số tác phẩm được sáng tác tại Khirbet Qumran.[15] Ông tin rằng những người Essenes sau đó đã cất giấu các cuộn bản thảo trong các hang gần đó, khi họ cảm thấy sự an toàn của họ bị de dọa.

Các cuộc khai quật và khảo sát tiếp theo

Mặc dù cuộc khai quật của de Vaux ở Qumran là khá đầy đủ, và do đó là nguồn thông tin quan trọng nhất về nơi định cư này; tuy nhiên đã có một số cuộc khai quật tiếp theo kể từ khi de Vaux hoàn tất công việc của mình. Vì de Vaux chỉ để lại một ít chỗ chưa khai quật, những người đào sau này đôi khi chỉ còn đào bới ở các khu vực bãi rác quan trọng hơn. Theo Catherine Murphy, trong thập niên 1960, đã có một số cuộc khai quật ở Qumran chưa được công bố bởi John AllegroSolomon Steckoll.[16] Steckoll cũng khai quật 12 ngôi mộ ở Nghĩa trang.[17] Năm 1967 việc phục chế được thực hiện tại Qumran bởi R. W. Dajjani thuộc Cục Cổ vật của Jordan.[18]

Năm 1984 và 1985 Joseph PatrichYigael Yadin đã thực hiện một cuộc khảo sát có hệ thống các hang động cùng các đường mòn chung quanh Qumran. Từ năm 1985 tới 1991 Patrich đã khai quật 5 hang động, trong đó có các hang 3Q và 11Q. Một trong những kết luận của Patrich là các hang động này "không được dùng làm nơi cư ngụ cho các thành viên giáo phái Biển Chết, mà được dùng làm các nơi cất giấu đồ đạc".[19]

Từ giữa tháng 11 năm 1993 tới tháng 1 năm 1994 cơ quan Cổ vật của Israel đã thực hiện các công trình ở khu liên hợp Qumran và các cơ sở gần đó như một phần của "Operation Scroll" (Hoạt động nghiên cứu các Cuộn bản thảo) dưới sự chỉ đạo của Amir DroriYitzhak Magen.[20] Trong mùa đông 1995-1996 và các mùa sau đó, Magen BroshiHanan Eshel đã thực hiện các cuộc khai quật tiếp tại các hang động ở khu bắc Qumran; họ cũng đào ở nghĩa trang và các hang động đất marl (đất sét lẫn vôi).[18] Năm 1996 James Strange và các người khác đào ở Qumran dùng thiết bị dò tìm từ xa.[21] Từ năm 1996 tới 1999 và sau đó, Yitzhak Magen cùng Yuval Peleg đã tiến hành các cuộc khai quật ở Qumran dưới sự bảo trợ của Cơ quan phụ trách Công viên quốc gia.[22] Randall Price và Oren Gutfield đào ở cao nguyên Qumran, các mùa năm 2002, 2004, 2005 (và dự kiến mùa 2010).[23]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Qumran http://www.3disrael. http://www.bibleinterp.com/articles/Ben-Ami--The_E... http://www.bibleinterp.com/articles/Stacey_Qumran_... http://www.bibleinterp.com/articles/Stacey_Qumran_... http://www.bibleinterp.com/articles/qumfort.shtml http://www.bibleinterp.com/articles/stacey.shtml http://www.virtualqumran.com http://www.worldofthebible.com/archaeology.htm http://www.duke.edu/~goranson/Brown_Qumran_Archaeo... http://www.antiquities.org.il/images/shop/jsp/JSP6...